4/05/2009

Những Sáng Kiến cho chuỗi cung ứng trong thời kỳ khốn khó


24 JANUARY 2009 80 VIEWS NO COMMENT

Lời tựa: đây là bài viết trên Supply Chain Digest mà tôi xin trích dịch cùng bạn đọc. Hi vọng bạn chia sẻ được ít nhiều ý tưởng vượt qua cơn bão suy thoái hiện nay. Mong lắm thay sự quan tâm và tham gia góp ý của các bạn. Cheer/Kurt Binh
Trong thời kỳ kinh tế khốn khó thế này chúng ta không thiếu những ý tưởng đầy sáng tạo cách chúng ta làm gì với chuỗi cung ứng, cái chúng ta thiếu là làm sao biến chúng thành hiện thực.
Với vai trò của mình tôi nhận được nhiều email hơn cả thảy, và có vẻ như mỗi ngày tôi nhận được một thong điệp từ ai đó (nhà cung cấp công nghệ, hay tư vấn chuỗi cung ứng) với ý tưởng mà bạn có thể áp dụng để quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn trong thời suy thoái hay ít nhất gieo mầm cho sự thành công trong giai đoạn phục hồi sau nay. Vâng, đúng là như thế đấy. Bạn có thể tìm được những loại báo cáo, bài viết như thế ở trên nhiều trang web của các nhà cung cấp.
Dĩ nhiên, một thách thức là làm sao chắt lọc được những ý tưởng thực sự tốt và khả dụng từ một mớ các pitch mang hơi hướng marketing nhiều hơn.
Tôi đã sắp xếp những mẩu ý tưởng ấy thành một cái thư mục, và hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn những ý tưởng xuất sắc nhất.
Trước hết tôi rất khoái cái báo cáo ngắn mà chúng tôi nhận được từ Jim Kilpatrick thuộc Deloitte Canada chia sẻ ý tưởng về cải thiện vốn lưu động/dòng tiền mặt, điều đặc biệt quan trọng trong thời suy thoai bởi nó không chỉ làm sói mòn lợi nhuận mà còn làm tăng khoản nợ vốn đã rất khó rồi.
Bản báo cáo này lưu ý trong khi các công ty theo lẽ thường sẽ cố gắng giảm tồn kho, nhưng có thể sẽ khó khăn đối với họ khi nhận rằng cái cách tiếp cận “khôn lỏi” ấy có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hang.
“Tiết kiệm bền vững sẽ chủ yếu giống như việc phải cải thiện từ gốc rẽ của demand planning, chính sách tồn kho và safety stock, hoạch định và lên lịch sản xuất, áp lực về lead time, khả năng sẵn sàng như đã cam kết trên toàn mạng lưới (network-wide available-to-promise) và việc hợp lý hóa các đơn vị dự trữ hàng (SKU)” Bản báo cáo đã phân tích như vậy. Và trong 10 ý tưởng ấy thì nó gợi ý cải thiện dòng tiện mặt (cash flow).
Terry Hariss và công ty Chicago Consulting thì đang xây dựng bản danh sách 10 ý tưởng SCM trong thời khó khăn. Một cơ hội rất thực tế và đôi khi thường bị bỏ qua là nhìn nhận và đánh giá lại các hướng dẫn về lộ trình vận chuyển cho các lô hàng nội bộ và từ nhà cung cấp, điều sẽ giúp thắt chặt lại việc thực thi các hướng dẫn. Sẽ tiết kiệm được nhiều từ ý tưởng tưởng chừng đơn giản ấy.
Harris cũng nhấn mạnh đến tồn kho, và lưu ý chúng ta cần có một cái nhìn sâu sắc về chính sách tôn kho an toàn (safety stock) ở cấp độ từng SKU điều sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những tiềm năng giảm tồn kho mà không phải hi sinh chất lượng dịch vụ. Đây là bài tập mà đến này ít công ty thực hiện một cách hoàn mỹ, giả hoặc họ thiếu công cụ để làm điều ấy một cách hiệu quả-giờ thì là lúc bỏ ra chút cố gắng.
Còn Jim Tompkins thuộc Tompkins Associates thì lưu ý chúng ta cần phân biệt giữa “cắt” (cutting) và “giảm” (reducing)
Tompkins viết trên blog của mình “Ngày nay, cắt, cắt, cắt và giảm chi phí được xem là như nhau. Điều này là thảm họa, bởi cắt, cắt, cắt được thực hiện bởi ban điều hạnh mà không hề lưu tâm đến bản chất sẽ chẳng bao giờ dẫn đến sự thành công về mặt tổ chức. Ngược lại, nó sẽ dẫn tới sự đình trệ và giảm lợi nhuận. Vâng, sự bữa bãi ấy,đánh đồng cá mè một lứa, giảm chi phí vô tội vạ sẽ chí gây ra những kết quả bất lợi là giảm lợi nhuận, không hơn không kém.”
Phần lớn trong số chúng ta đã nhìn thấy tính năng động (dynamic) trong hành động ít nhất vài lần trong sự nghiệp. Tôi cam đoan như thế.
Alan Earles thuộc bộ phận ứng dụng kinh doanh của Microsoft trong một bài viết trên blog của mình nói rằng trong thời kỳ suy thoái sẽ tăng rủi ro gian lận (fraud) và mất cắp (theft) trong hoạt động chuỗi cung ứng và rằng các công ty cần tằng cường sự thận trọng và an ninh để tránh bị mất mát. Ông lưu ý, một công nhân ở nhà máy Tennessee đã bị bắt vì ăn cắp gần ba tấn thiếc nguyên chất chỉ trị giá tới 57 ngàn USD.
Justin Fogarty của Ariba thì cho rằng đây là lúc cần tập trung vào cộng tác (collaborating) với nhà cung cấp để giảm chi phí trong một bối cảnh cả hai cùng có lợi. Ông trích dẫn ví dụ Tata Motors của Ấn Độ “đã tập trung vào xác lập các nhu cầu mang tính chức năng (functional needs) hơn là đặc tính kỹ thuật của linh kiện, và khi làm như thế sự sáng tạo của nhà cung cấp sẽ tăng lên. Có lẽ nhà cung cấp của bạn cũng luôn có sẵn ý tưởng cải thiện sản phẩm và giảm chi phí.”
Nhiều chuyên gia phân tích như Kimberly Knickle và Simon Ellis của tạp chí Manufacturing Insights/IDC, cho rằng lúc này là lúc tỉa xén bớt danh mục sản phẩm. Điều này là công việc khó khăn ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng trong lúc suy thoái nó lại đặc biệt khó, bởi vì rất sẽ để nhìn thấy ngay doanh số giảm, trong khi chi phí tiết kiếm vẫn có vẽ không rõ ràng lắm.
Ellis viết trong báo cáo gần đây của mình rằng “Thậm chí sản xuất đang ngày càng linh hoạt hơn mỗi ngày, sự sinh sôi nảy nở của SKU đang gây ra thảm họa cho việc lên lịch sản xuất, chưa nói đến việc quản lý tồn kho. Lượng SKU nhiều cũng làm cho việc hoạch định chuỗi cung ứng/ dự báo khó khăn và phức tạp hơn và với sự tăng trưởng của private label, nếu nhà sản xuất không quản lý được SKU thì nhà bán lẻ sẽ làm thay điều ấy. và không chỉ sử dụng thông tin về chi phi để xác định sản phẩm nào cần cắt-hãy sử dụng thông tin nhu cầu quá khứ để hỗ trợ cho quyết định ấy”.
Gerard Cachon của trường Wharton School of Business thì lưu ý rằng hơn bao giờ hết chính thời khắc này marketing và chuỗi cung ứng phải cùng đứng trên một con đường. Mặc dù ông chủ yếu viết trong bối cảnh của ngành bán lẻ, nhưng lời khuyên của ông cũng đáng suy ngẫm.
“Lúc này có quá nhiều biến động, và với nhiều biến động như thế, một nhà bán lẻ vốn đã hoạt động với lợi nhuận biên nhỏ rất có thể nhanh chóng từ chỗ kiếm ra tiền sang mất tiến. Để bảo đảm công ty có lợi nhuận đòi hỏi một số thử nghiệm và chắc chắn cần sự phối hợp giữa bộ phận marketing và chuỗi cung ứng.” ông nhận xét.
Điểu cốt yếu là chính sự bất hợp tác giữa marketing và SCM mà chúng ta quen sống trong thời hoàng kim sẽ trở thành liều thuốc độc trong thời suy thoái- và chi phí để giải độc chỉ đơn giản là đối thoại nhiều hơn và chịu lắng nghe hơn.
GR Gopikrishman của công ty Inforsys, trong bài viết trên blog chuỗi cung ứng rất xuất sắc của mình cho rằng các công ty cần cân nhắc các ý tưởng sáng tạo trong bán hàng như là “take now, pay later”, thậm chí trong B2B, cũng cần xây dựng các mô hình “cho thuê” đối với một số loại thiết bị và hệ thống.
Ông cũng nhìn thấy cơ hội tập trung vào quy trình phân phối và hoàn thành đơn hàng (Fulfillment), như hỗ trợ tốt hơn các kênh để tăng doanh số, tăng việc tối ưu vận tải và đồng bộ hóa tồn kho.
Còn nhiều nhiều ý tưởng nữa, mà tôi không thể kế hoặc không biết đén. Vì vậy hoan nghênh bạn đọc cùng chia sẻ quan điểm và ý tưởng từ chính bạn..
Let’s share and love ideas!
Nguon: SCDigest /Kurt Binh Luoc dich

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét