3/18/2009

Dự Án SC2020 của MIT: Bản chất của sự hoàn hảo (phần 1)





Lời giới thiệu: Tiếp một bài nghiên cứu khác trong công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng. Không biết ai sẽ đúng, ai sẽ chưa đúng hoặc không đúng, song đây là dự án quy mô và kết quả của nó cũng quy mô tương ứng mà tôi hi vọng bạn có thêm ít nhiều thông tin trong hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng/hoạt động của mình. Chuỗi cung ứng của tương lai sẽ ra sao

 

 

D án Supply Chain 2020 ca trường MIT cho thy rng chui cung ng ưu vit không .viec cnh trnh gia nhng best practice ca nhau. Đúng hơn, nó xut phát t vic xây dng cu trúc khung chiến lược và mt b hướng dn mang tính nguyên tc chi tiết hướng ti vic to ra li thế cnh tranh cho công ty bn. Và chúng ta gi cái khái nim này là chui cung ng “cnh trnh có nguyên tc”. Dưới đây là mt cái nhìn vào cu trúc khung và các nguyên tc nn tng cho chui cung ng hoàn ho.

Kể từ thời xa xưa, các nhà chiến lược quân sự, các nhà hoạch định dân sự và nhà buôn quốc tế đã coi logisticss tích hợp như là một yếu tố sống còn mang tính chiến lược. Nhưng chỉ trong chục năm gần đây khi mà các tập đoàn toàn cầu đã bắt đầu thừa nhận quản lý chuỗi cung ứng như  là một nguyên tắc riêng rẽ mà rất quan trọng đối với một chiến lược kinh doanh vững chắc. Nhiều sự nhận thức đã được đánh thức bởi các mô hình thành công vang dội của các công ty như Toyota, Wal-Mart, và Dell. Mỗi công ty đều cho thấy các bộ phận đằng sau (back-office) đáng được đưa lên trước cùng với các bộ phần tiền tuyến như bán hàng và marketing để giúp các mặt trân kinh doanh dài hạn có thể chiến thắng.

Việc những thành tựu sáng rực ấy đã khuyến khích nhiều nhà quản trị chuỗi cung ứng từ nhiều ngành khác nhau liên tục so sánh các kinh nghiệm với nhau để hòng áp dụng trở lại cho tổ chức của mình. Không may là, những loại best-practice ấy hiếm khi được ứng dụng thành công. Cách tiếp cận của Toyota đối với chuỗi cung ứng tuyệt hảo của mình không giống với cách của Dell và Walmart. Một cỡ không bao giờ phù hợp với tất cả, không chỉ bởi vì chúng rõ ràng khác nhau giữa ngành ô tô và hi-tech, mà còn bản thân các doanh nghiệp hoạt động với chuỗi cung ứng khác nhau và cạnh tranh theo hướng khác nhau. Điều này đặt ra một câu hỏi thú vị: Vậy chính xác đâu là chuỗi cung ứng hoàn hảo?

Trung Tâm Nghiên Cứu Vận tải và Logistics của Học Viện Công Nghê Massachusetts (MIT) đang nỗ lức tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ấy. Năm ngoái chúng tôi tung ra dự án nhiều năm mà chúng tôi gọi là Supply Chain 2020 (SC2020). Dự án này hi vọng xác định các nhân tố có ý nghĩa quyết định cho chuỗi cung ứng của tương lai. Nó cũng vạch ra các đổi mới quy trình giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng thành công càng gần đến năm 2020. Giai đoạn đầu của dự án, đã được hoàn tất vào mùa hè năm 2005, đó là bắt đầu trả lời đầu câu hỏi “cái gì”: Cái gì làm nên chuỗi cung ứng thành công trong một giai đoạn nào đó? Giai đoạn hai, giờ đang được tiến hành, sẽ cố gắng trả lời cho câu hỏi “tại sao” và “làm như thế nào”.

Chúng tôi hi vọng một phần của dự án SC2020 sẽ tìm ra những điểm nhấn chính từ các best-practices. Điều này không nghĩa là chúng tôi phủ nhận các giá trị của việc lập chuẩn (benchmarking) các best-practices trong một bối cảnh đúng. Nhưng nó làm chúng tôi lo lắng vì nhiều nhà quản trị cứ tiếp tục tìm kiếm thành quả gì đó từ việc áp dụng các practice “thành công chớp nhoáng” mà họ cho rằng sẽ giúp họ giống được như Toyota hay Dell.

Nhưng gì chúng tôi tìm kiếm cho đến này là xây dựng một cấu trúc khung chiến lược và một bộ các nguyên tắc hướng dẫn sâu sắc-chứ không phải best practices-điều mà chúng tôi tin rằng là nguồn gốc sâu xa của chuỗi cung ứng hoàn hảo. Trong bài báo này sẽ giới thiệu mô hình chuỗi cung ứng “cạnh tranh có nguyên tắc”-mà ở đó chiến lược, mô hình hoạt động, các thước đo hiệu quả hoạt động, và các kinh nghiệm thực hành được sắp xếp phù hợp trong một khung chiến lược. Các chuỗi cung ứng có thể vận dụng các nguyên tắc để xây dựng cho mình mức độ cạnh tranh cao hơn.

Tư duy lại ý nghĩa của “Sự Hoàn Hảo” (chuỗi cung ứng)

Giai đoạn đầu của dự án SC2020, nhóm nghiên cứu đã phải đánh vật với khái niệm hoàn hảo. Chúng tôi biết rằng nhóm SC2020 không phải là nhóm đầu tiên tìm hiểu về chuỗi cung ứng “hoàn hảo”. Nhiều tài liệu nghiên cứu và không dưới vài nhà tư vấn đã đặt ra khái niệm này trong nhiều năm gần đây. Một số thậm chí còn đi xa hơn là xếp hạng những chuỗi cung ứng có hiệu quả cao dựa trên các tiêu chí định tính và tiêu chí tài chính. Tuy nhiên, Chúng tôi tin rằng các xếp hạng ấy vẫn còn nhiều thiếu sót cơ bản.

Ví dụ, nhiều nhà quan sát lập luận rằng một công ty thành công trên phương diện tài chính hẳn là phải có chuỗi cung ứng hoàn hảo và ngược lại. Tuy nhiên, mặc dù có một mối liên hệ khác rộng, nhưng lại không có một quan hệ tương hỗ trợ tiếp. Một công ty có thể có hiệu quả tài chính xuất sắc mặc dù họ lại có một chuỗi cung ứng vật vờ.

Như trường hợp nhà sản xuất may mặc Levi Strauss vào những năm 1980. Nhu cầu toàn cầu cho quần jean của hãng này thường xuyên vượt quá khả năng cung ứng. Quần jean bay ra khỏi các kệ hàng bán lẻ nhanh hơn Levi có thể cung ứng, điều này tạo ra sự khan hiếm giúp đánh bóng hơn nữa thương hiệu. Công ty sau đó ngày càng kiếm được lợi nhuận cao từ việc tạo ra huyền thoại thường hiệu.

Ngược lại, một công ty đang vật lộn với các vấn đề về tài chính lại có một chuỗi cung ứng hoàn hảo nếu nó được tương thích vời các mục tiêu chiến lược của công ty hoặc nếu chuỗi cung ứng được xây lên nhằm giúp nó tồn tại trong lúc tranh tối tranh sáng. Ví dụ, nhà bán lẻ qua mạng Amazon.com đang gặp khó khăn về tiền bạc trong những năm gần đây-thời điệm công ty đang xây dựng một chuỗi cung ứng sáng tạo nhằm hỗ trợ cho mô hình kinh doanh mới của mình. Sự phát triển của công ty liên quan đến khoản đầu tư đáng kẻ vào cơ sở hạ tầng vật chất cần để thực thi một lượng lớn các đơn hàng nhỏ theo kiện. công ty cũng phải xây dựng các trung tâm phân phối siêu hiệu năng để có thể xử lý các đơn hàng đa dạng quy mô từng món hàng được lấy từ kho hàng từng lần một. Dĩ nhiên, kể từ lúc ấy Amazon bắt đầu có lời, phát triển một chuỗi cung ứng hoàn hảo hỗ trợ và củng cố cho chiến lược kinh doanh của mình.

Vây liệu chuỗi cung ứng hoàn hảo mà không thể được định nghĩa bởi hiệu quả tài chính vững mạnh, thì có cách nào tốt hơn không? Các nhà tư vấn và phân tích thường định nghĩa chuỗi cung ứng hoàn hảo là chuỗi cung ứng có thể tận dụng các best practice và công nghệ- ví dụ, ứng dụng tốt nhất (hiệu quả và hiệu năng) các thước đo hiệu quả, hoặc ứng dụng hoạch định cộng tác liên tục với nhà cung cấp, hoặc tích hợp hoàn hảo với các chương trình phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, thực tế mà nói, không có cái gọi là practice tốt nhất; best practice chỉ hoạt động tốt trong điều kiện kinh doanh bình thường và ở một ngành nhất định. Mô hình Dell (bán hàng trực tiếp, sản xuất-theo-đơn hàng) không thể áp dụng trực tiếp cho các ngành công nghiệp khác như các nhà bán lẻ brick-and-motar (truyền thống) như Walmart và Tesco. Thực sự, nó thậm chí còn không thể áp dụng cho phân khúc kinh doanh phần cứng máy tính. Để cung cấp hệ thống máy chủ cao cấp và dịch vụ đi kèm cho các doanh nghiệp lớn thì mô hình dịch vụ của IBM là tiếp cận trực tiếp khách hàng lại phù hợp hơn.

Vài tháng nghiên cứu trôi qua, chúng tôi nhận thấy rằng có những thay đổi trong thảo luận. Nghiên cứu của chúng tôi đã từng bắt đầu bằng việc tập trung vào các best practice. Nhưng ngày càng có nhiều phát hiện mới,  thì các khái niệm như “practice được cá biệt hóa” và “các nguyên tắc nền tảng” lại tràn ngập trong các thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc xem xét sự xuất sắc chuỗi cung ứng từ trên xuống (to down)-từ cấp độ chiến lược đến các practice và các nguyên tắc cốt lõi của nó điều mà có thể giúp truyền tải, chuẩn hóa và thực thi dễ dàng hơn. Chúng tôi hi vọng các nguyên tắc này sẽ trả lời cho câu hỏi cốt lõi là : cái gì làm chuỗi cung ứng hiệu quả đến như vậy? Những sự đánh đổi (trade-off) gì đã xảy ra ở đây?

Ngày nay, với sự hoàn thiện của giai đoạn một (giai đoạn tập hợp và phân tích thông tin), dự án SC2020 đã xác định được rằng một chuỗi cung ứng hoàn hảo phải là chuỗi cung ứng được cạnh trạnh theo nguyên tắc cơ bản. Hoạt động của chuỗi cung ứng được hướng dẫn bởi các nguyên tắc cùng với ít nhất hai phương (dimension). Phương thứ nhất, chuỗi cung ứng phải được thiết kế ở tầm chiến lược và hoạt động theo “một cấu trúc khung chuỗi cung ứng hoàn hảo” (sẽ đề cập ở dưới), nhằm đảm bảo tương thích giữa các practice trong chuỗi cung ứng và chiến lược cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp 
 Thứ hai, các nhà điều hành chuỗi ucng ứng nhận thức và hành động trên quan điểm mà nó cần gắn chặt với mục đích của chuỗi cung ứng. Họ không thể hiện mình chỉ là một “mắc xích” (một cõi riêng) và cần phân biệt được những hoạt động cần phải trở lên tốt nhất (best-in-class) và những hoạt động chỉ cần bằng người ta là đủ. Do đó, sự đánh đổi (trade-off) cần được tính toán giữa các bộ phận theo nghĩa các nỗ lực được trải đều và nguồn lực được áp dụng. Những trade-off cần tương thích với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, chuỗi cung ứng hoàn hảo phải có mục tiêu rõ ràng, và có những nhà điều hành hoàn hảo hiểu, thực thi và tôn trọng các mục đích ấy.
Cấu trúc khung cho sự hoàn hảo
Nghiên cứu định tính trong giai đoạn một của dự án SC2020 đã đào sâu đến các động lực và thách thức của chín ngành công nghiệp chính cũng như cách chuỗi cung ứng đáp ứng trong đó. Ngoài ra chuỗi cung ứng của 21 công ty được nghiên cứu đã giúp phát hiện ra những mấu chốt kết nối quan trọng  giữa chiến lược canh tranh, mô hình hoạt động, các mục tiêu hiệu quả và kinh nghiệm thực hành kinh doanh. Nghiên cứu này đã hỗ trợ cho nển tảng cho cái gọi là chuỗi cung ứng hoàn hảo:
   Hỗ trợ, tăng cường và là một phần không thiếu trong chiến lược kinh doanh cạnh tranh của công ty.

thu Thúc đẩy một mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh

3.    Thực thi tốt việc cân bằng các mục tiêu hoạt động mang tính cạnh tranh

4.    Tập trung vào một số có giới hạn các practice được cá biệt hóa nhằm tăng cường lẫn nhau hỗ trợ mô hình hoạt động và đạt kết quả hoạt động tốt nhất theo các mục tiêu đặt ra.

Trong khi bốn đặc điểm ở trên nghe có vẻ khá rõ ràng và dễ đưa vào thực hiện, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Phải cần nhiều năm để ghép các nhân tố ấy lại với nhau- đòi hỏi một sự nỗ lực lớn để điểu chỉnh chúng trong bối cảnh môi trường cạnh tranh thay đổi liên tục. Nếu bạn bắt đầu từ con số không để xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn hảo bạn cần bắt đầu với đặc diểm thứ nhất, mà bản chất nó đã mang tính chiến lược rồi. Sau đó bạn cần làm rõ danh sách các đặc điểm khác mà nó định hướng cụ thể đến các vấn đề chiến thuật và hoạt động. Bạn cũng cần theo đuổi một quy trình tương tự thế nếu bạn đang cố gắng định hướng chuôiBạn cũng cần theo đuổi một quy trình tương tự thế nếu bạn đang cố gắng định hướng chuỗi cung ứng của mình đến sự hoàn hảo. Sẽ rất có giá trị nếu xem xết các khía cạnh chủ chốt một cách chi tiết, kéo từ trên xuống (từ cấp độ chiến lược xuống cấp độ chiến thuật).
Tương thích mô hình hoạt động
Đặc điểm đầu tiên trong số ba đặc diểm của chuỗi cung ứng hoàn hảo là sự tương quan và việc tương thích chiến lược kinh doanh với chiến lược chuỗi cung ứng (xem hình 1). Trong một chuỗi cung ứng xuất sắc, chiến lược kinh doanh và các thành tố đi kèm theo nó cần phải rõ ràng và dễ hiểu đối với nhà quản trị chuỗi cung ứng. Cùng lúc ấy, mô hình hoạt động chuỗi cung ứng không những chỉ hỗ trợ chiến lược kinh doanh mà còn là một thành phần quan trọng giúp tăng cường chiến lược. Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp liệt kê những thị trường mà nó chọn để tấn công. Nó cũng cần tự liên tục tương thích giống như một quá trình tiến hóa mang tính chiến lược.
 liệt kê danh sách các nhân tố liên quan đến chuỗi cung ứng mà có thể là một phần của chiến lược cạnh tranh. Các nhân tố này không chỉ nói lên mô hình hoạt động của công ty mà nó hỗ trợ mà có phản ánh các đặc tính mô hình hoạt động  giúp tăng cường chiến lược kinh doanh tổng thể.
Wal-Mart, Dell và Cisco Systems có mô hình hoạt động chuỗi cung ứng được tương thích trên cả hai phương diện hỗ trợ và tăng cường chiến lược kinh doanh của họ. Chiến lược kinh doanh của Wal-Mart là trở thành nhà bán lẻ giá thấp nhất mỗi ngày hướng tới người tiêu dùng quan tâm đến giá cả. Để làm được điều đó, Wal-Mart đã chuyển đổi mô hình hoạt động của mình sang phân phối hàng hóa tới các kệ hàng với chi phí thấp nhất, giúp bảo đảm được giá liên tục thấp hơn đối thủ cùng vùng.
Một phần trong mô hình hoạt động của Wal-Mart liên quan đển xây dựng các đại cửa hàng . Các đại cửa hàng này, được cung ứng bởi các trung tâm phân phối lớn, tận dụng được lợi thế quy mô và tận dụng tài sản một cách hiệu năng, dẫn đến chi phí hoạt động thấp hơn. Wal-Mart có khuynh hướng tách mình ra khỏi những sản phẩm mang tính thời thượng, thay vào đó chọn lựa có chọn lọc những sản phẩm rủi ro thấp, tiêu dùng nhanh nghĩa là ổn định hơn. Điều này giúp đại gia bán lẻ tránh được chi phí quảng cáo và khuyến mãi.

Về phần mình, Chiến lược của Cisco System là trở thành người dẫn đầu thống trị thị trường data-networking bằng bán các giải pháp IT toàn diện đẳng cấp thế giới. nhà sản xuất thiết bị truyền thông này có một mô hình hoạt động bao gồm thích hợp nhanh các thương vụ mua các công ty mạnh công nghệ-đã có hơn 100 vụ như thế trong lịch sử phát triển của mình. Điều này giúp chi phí R&D của Cisco luôn thấp và lợi nhuận biên cao trong khi vẫn có thể cung cấp khách hàng những giải pháp công nghệ tiên tiến. Mô hình hoạt động này cũng tập trung vào quy trình tung sản phẩm mới giúp duy trì vị trí dẫn đầu của mình. Nó cũng liên quan đến thuê ngoài hoạt động chuỗi cung ứng cho các đối tác, như là Jabil Circuit, nhà cung cung  cấp dịch vụ sản xuất giúp Cisco phát triển các module thiết bị chuyển mạch.
 tóm tắt mô hình hoạt động của Cisco cũng như khung cấu trúc và các công ty hàng đầu trong quản lý chuỗi cung ứng được nghiên cứu bởi dự án SC2020

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét