3/18/2009

Luật của chuỗi cung ứng

Lời dịch giả: Đây là một bài báo thú vị đăng trên tạp chí “Nghề làm vườn” về chuỗi cung ứng của Tác giả Leslie Kossoff . Nhưng nó lại là một bài viết thú vị của một người với hơn 30 tư vấn cho các doanh nghiệp SME. Nó thú vị hơn bởi với giọng văn dí dỏm (chắc của người làm vườn..!) đã gây một sự cuốn hút. Tôi tin nó cũng sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp SME những người mà tôi gặp và họ chẳng hề có chút nào khái niệm về SCM bởi họ nghĩ..nó thì dính dáng quái gì đến tôi..Và hi vọng họ sẽ có một cái nhìn đúng hơn về SCM sau bài báo này.

Đầu năm mới, gửi lời chúc an nành và thành đạt đến tất cả những người tôi gặp, tôi biết, và tôi yêu thương.!.

Kurt Binh..

Luật của chuỗi cung ứng

Trong bài đầu của loạt bài hướng dẫn chuyển đổi chuỗi cung ứng để có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận, Tác giả Leslie Kossoff sẽ giải thích SCM là gì và tại sao nó lại tốn nhiều giấy mực đến thế. Trong thế giới đẫy rẫy những lời đồn thổi, quản trị chuỗi cung ứng luôn là một điểm nóng. Vấn đề nằm ở chỗ là có quá nhiều nhà điều hành, giám đốc hay chủ doanh nghiệp biết khá rõ về nó, nhưng họ lại chỉ lờ mờ về thực tế chuỗi cung ứng là cái gì, nó hoạt động thế nào và nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ra sao?

Trên thực tế thì chính bạn là một phần của chuỗi cung ứng. Nên bạn không thể giúp gì cả cho nó. Một số công ty mà bạn làm ăn với có thể là mặt trước hoặc mặt sau- đang cố găng kinh doanh bằng cách sử dụng các kỹ thuật và nguyên lý của chuỗi cung ứng đấy. điều đó nghĩa là các hoạt động trong tổ chức của bạn đang là công cụ để đem lại lợi nhuận cho khách hàng hay nhà cung cấp của mình.

Điều có ý nghĩa với bạn để có thể lấy được mọi thứ từ doanh nghiệp của mình-cũng như bạn đang làm ăn với người khác-bạn không chỉ hiểu mà còn phải quản lý được một phần chuỗi cung ứng của ai đó. Quan trọng hơn là hãy bắt đầu nắm lấy chuỗi cung ứng của mình và bắt nó sinh lợi cao nhất đi.

Quản lý chuỗi cung ứng là của ai?

Đừng cảm thấy hoang mang nếu bạn nghe thấy quá nhiều định nghĩa khác nhau về SCM đến mức bạn chẳng hiểu nó là thế nào. Không may đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người-bởi vì người ta chỉ lo đồn thổi về SCM nhiều năm qua mà quên mất một việc quan trọng là hãy định hình nó trước.

Để bắt đầu, tùy theo bạn đang làm ăn trong ngành nào, bạn sẽ phải có những quan niệm khác nhau –cũng như bạn có cái nhìn khác nhau về ai sẽ là chuyên gia. Đối với bạn, thì điều đó sẽ gây bôi rối cho bạn về thứ mà bạn định biết hoặc làm hoặc mua để làm cho chuỗi cung ứng hoạt động.

Cuộc chiến lớn nhất tranh giành quyền sở hữu SCM xảy ra giữa các bên logistics (vận tải và phân phối), quản lý dự án và CNTT. Mỗi nhóm đều tự cho mình là người sở hữu SCM-và nếu bạn mà theo họ để có được cái bạn cần thì liệu có đúng. Vì thực tế họ đã sai.

SCM là một phiên bản “lẩu thập cẩm” mà bạn nhìn thấy và quản lý doanh nghiệp mình. Nhiều thứ gia vị gộp lại. Hãy bắt đầu với những gì bạn tìm kiếm, tìm kiếm nó từ đâu và từ ai, hơn nữa làm sao bạn mạng những loại gia vị ấy vào tổ chức mình rồi biến nó thành thứ có thể bán được, rồi bạn bán nó, phân phối nó, tất cả thành một cái nồi lẩu đó.

Đúng thì SCM là một quá trình gia tăng thêm giá trị. Chỉ khi hiểu giá trị thực của cái bạn đang làm và cách sản phẩm hay dịch vụ của bạn gia tăng thêm vào chuỗi giá trị thì bạn đã có thể quản lý được chuỗi cung ứng rồi đấy và bắt nó đem lại lợi nhuận cao nhất.

Chào mừng đến với SCM

Một khi bạn đã nhận thức ra chuỗi cung ứng là một nồi lẩu của mọi thứ bạn, khách hàng và nhà cung cấp của bạn làm, thì bước tiếp theo là cẩn hiểu nó phải có một quy trình để có thể quản lý.

Bởi vì trừ phi bạn đang quản lý cái mà bạn muốn từ -và đóng góp vào chuỗi cung ứng, bạn không chỉ thất bại, mà bạn còn có nguy cơ mất luôn cả cái doanh nghiệp của mình đã tốn công gầy dựng.

Hãy đến Hà Lan một chút. Từ việc hoa Tulip đến hồ tiêu, người nông dân ở đây đã nhận thức lâu rồi rằng chỉ có một cách giúp họ trở thành gã khổng lồ là tạo ra quy mô và hiệu năng lớn để họ có thể cung cấp cái thị trường cần với giá cạnh tranh và phù hợp với người bán lẻ người cuối cùng sẽ bán sản phẩm cho mình.

Không phải là vấn đề cái họ đang bán mà cách họ sản xuất theo quy mô nhỏ phân tán khắp cả nước. Điều quan tâm ấy chính là việc họ đã thiết kế ra một cỗ máy-chính là một cỗ máy –để tạo ra một thực thể duy nhất được nhìn nhận bởi khách hàng bán lẻ của mình. Cũng giống như Tesco hay Sainsbury cũng chỉ làm việc với một nhà cung cấp bán cái họ cần, lúc họ cần ở mức giá mà họ sẵn sàng trả.

Điều nằm sau bức tranh ấy đối với người Hà Lan là tạo ra một cố máy là thế giới của những thứ như hợp tác, hợp đồng tác chiến từ chiến thuật đến chiến lược, liên tục cải tiến về mọi thứ từ sự đa dạng sản phẩm đến chất lượng đến cách họ tính tiền và thanh toán cho mỗi nông dân tham gia vào đấy.

Họ đã xây dựng được một chuỗi cung ứng tầm cỡ thế giới-họ quản lý nó ở tất cả góc độ. Mọi thời điểm.

Không chỉ Hà Lan, nông dân ở các quốc gia trên thế giới cũng đang làm điều tương tự như thế-hình thành một chuỗi cung ứng khổng lồ.

Điều cần đối nông dân và nhà sản xuất của mọi mặt hàng là hãy lập bè phái đi, học từ những điều tốt nhất và không chỉ cải thiện điều kiện kinh doanh mà còn tạo ra một thị trường hoàn toàn mới cho mình-dĩ nhiên ở lợi nhuận cao hơn.

Lột trần các ảo tưởng về chuỗi cung ứng

Có rất nhiều ảo tưởng xuất hiện nhiều năm qua về chuỗi cung ứng. Trước khi nắm lấy sộ mệnh của chuỗi cung ứng, bạn cần biết đầu là thực đâu là ảo. Dưới đây là một số ảo tưởng ấy.

* Ảo tưởng 1: “chúng ta không thuộc về chuỗi cung ứng”

Đúng , bạn không thuộc. Bởi bạn không những không thuộc mà còn đang sở hữu trong cách mà bạn quản lý doanh nghiệp mình.
SCM, trong hình mẫu đơn giản nhất, nó là tiến trình chuyển biến từ nguyên liệu thô thành sản phẩm/dịch vụ có thể bán được ngay trong sự quản lý của công ty bạn.

Bạn cũng có chuỗi cung ứng của riêng mình bởi vì bạn sẽ mua những gì bạn cần rồi rắc thêm chút gia vị, xào nấu (gia tăng giá trị) nó lên (dù đó là một nhà máy, cửa hàng, hay một cánh đồng lúa màu mỡ..) rồi bán nó cho ai đó. Dựa trên những gì thị trường cần, bạn mới quyết định cần mua gì, nguồn lực ở đầu và tạo ra giá trị từ những thứ đó, rồi bạn cũng phải tìm cách tốt nhất để đem sản phẩm ấy đến tay khách hàng (bằng bất cứ loại phương tiện tối ưu nhất, thậm chí là xe đạp, xe thồ, xe ô tô, hay tàu biển..), rồi bạn phải thu tiền, rồi tính xem mình lời bao nhiêu? Như thế đã là đủ hay chưa..

Đấy là chuỗi cung ứng của bạn. Bây giờ thì hãy nhìn vào một số điểm giao nhau ấy-chính là khách hàng, người mà bạn bán hàng cho họ-và bạn đã bắt đầu hiểu tại sao bạn đã là một phần của chuỗi cung ứng và tại sao SCM lại quan trọng đối với bạn như đối với khách hàng bạn.

* Ảo tưởng 2 “chúng ta là một công ty dịch vụ-vậy thì SCM ảnh hưởng quái gì”

Sai. Trước hết, bạn hãy thực hiện các bước đã mô tả ở trên, bạn sẽ thấy rằng, không chỉ nông dân sản xuất ra sản phẩm để bán, mà các công ty dịch vụ cũng phải theo các bước ấy để tạo ra thứ dịch vụ cần bán.
Nếu bạn là nhà thiết kế, bạn cũng phải quan tâm đến nguyên liệu bạn sử dụng, dù bằng tay hay bằng máy- để tao ra kế hoạch của mình khi bạn phải làm việc với các nguồn lực và chất lượng của sản phẩm mà dùng để chuyể thành thiết kế của bạn, thỏa mãn khách hàng của bạn.
Thực tế nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ thông minh, trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, bạn cũng phải giúp khách hàng và nhà cung cấp hiểu rằng họ đang ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi những chuỗi cung ứng khác nhau.

Ai mà biết được?

* Ảo tưởng 3 “SCM chỉ dành cho “những gã nhớn”, chúng ta nhỏ vậy thì nó quan trọng quái gì”

Sai nữa. Không chỉ nó sẽ quan trọng với bạn, mà để có thể khai thác được từ những gã khổng lồ thì bạn cần phải tạo ra cái gọi là “lợi thế nhờ quy mô” với đối tác của bạn, thậm chí là với đối thủ của mình.

Công việc phải làm trên thế giới của B&Q (một nhà bán lẻ đồ gỗ nổi tiếng với mô hình DIY-do it yourself) này làm làm sao cho chuỗi cung ứng sống và thở được. Họ buộc phải thế. Chí có cách có thể biết được cái họ muốn, quản lý và kiểm soát cái họ có, ại cần phải trả tiền, khi nào, bao nhiều , bằng cách và luôn luôn còn nhiều thứ hơn thế nữa. Kinh doanh trong một thế giới đa dạng tuyệt đối và quá nhiều nhà cung cấp cần phải làm ăn, họ không thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh mà không có một quy trình SCM đúng.

Điều này sẽ tạo ra gánh nặng cho bạn, một nhà sản xuất nhỏ, phải xây dựng một công việc kinh doanh phù hợp với B&Q. Bạn càng giải quyết tốt các vấn đề về sản phẩm, thời gian, giao hàng và chi phí mà B&Q cần, thì bạn càng có cơ hội hấp dẫn họ hơn.

SCM, khi thực thi nó thì thuần là việc mang tính chiến thuật, nhưng trên hết nó tạo ra sự khác biệt mang tầm chiến lược đấy. Với việc bè nhóm với các bạn hàng khác cùng một lĩnh vực –cho dù họ là đối thủ đi chăng nữa-bạn có thể gây được sự ồn ào cần thiết buộc các đại gia phải chú ý.

Bạn có thể đàm phàn tốt hơn nhiều cho bản thân bạn và cho cái băng nhóm mà bạn tạo dựng hơn là làm một mình. Hãy nghĩ đi-cũng là bán hàng nhưng bạn lại có thể tiếm tiền nhiều hơn. Tại sao không làm nhỉ?

Ý kiến không tồi chút nào, phải không? Và nó khả thi nữa.

* Ảo tưởng 4: “SCM là một quy trình liên quan đến CNTT đến vận tải và dự án và dĩ nhiên nó chả dính dáng gì đến công việc kinh doanh của tôi”.

Công bằng mà nói, câu trả lời “đúng và sai”. SCM bao gồm tất cả các quy trình nói ở trên và hơn thế nữa. Nhưng cũng phải công bằng, SCM không phải là cái gì những nhà tư vấn đang cố bán cho bạn.

Nếu làm đúng, thì SCM đòi hỏi một quá trình phân tích sâu sắc những quy trình trên và thường sẽ dẫn tới những thay đổi lớn đến cách họ thực thi. Nhưng, cho đến lúc bạn biết được cái gì mình cần, thì đừng hỏi tư vấn ngay.

* Ảo tưởng 5: “Chính phủ sẽ chủ động tham gia hỗ trợ ta xây dựng chuỗi cung ứng”.
Điều này đôi khi là một sự AQ bản thân. Nói đúng hơn, bạn đang cần chính phủ đưa ra những quy trình có liên quan gì đó đến chuỗi cung ứng. Nhưng họ sẽ làm sai (thậm chí họ có thiện chí tốt).
Nhưng mặt khác thì chính phủ cũng có thể làm cuộc sống của bạn dễ thở hơn. Nhất là với một doanh việc vừa và nhỏ như bạn, thì các ưu đãi thuế, chính sách dễ làm chuỗi cung ứng bạn nhẹ nhàng hơn, và đấy cũng là điều mà bạn cần chủ động kêu gọi chính phủ hơn là đợi họ làm.

* Ảo tưởng 6:”Đã quá trễ. Chúng ta đã không quan tâm đến nó sớm hơn. Đã làm rồi còn thay đổi được gì”.

Đây là một trong những ảo tưởng lớn về SCM. Một lý do bạn cảm thấy điều này là do bạn đang đọc những loại báo cáo khá ảm đạm về SCM. Bạn cũng hẵn đã nghĩ là để SCM thành công thì phụ thuộc vào cách bạn giải quyết vấn đề vận tải mà thôi. Sai.

Còn lâu mới trễ. Chỉ đơn giản là lúc ta cần thay đổi chiến thuật.

Thực tế, các thị trường mới, trong hay ngoài nước-luôn mở cửa cho bạn. Bạn cung cấp sản phẩm cho nó. Đó là điều bạn quan tâm trước hết. Những làm sao bạn sản xuấ, bán, phân phối, tính tiền và những thứ khác nữa. Và đến lúc bạn cần nghĩ đến SCM rồi.

SCM là một công việc khó-nhưng nó có những mẫu số chung. Nó là chìa khóa để giúp bạn chắc chắn là mình sẽ đang cố gắng gầy dựng doanh nghiệp một cách hiệu quả và thịnh vượng nữa…

Trần Đạt-billgates2.vn@gmail.com

1 nhận xét:

  1. Chào bạn! Những tài liệu của bạn rất hay. Mình cũng đang tìm hiểu về chuỗi cung ứng. Mình đang cần tìm các khái niệm về chuỗi cung ứng cũng như là quản trị chuỗi cung ứng. Mình cũng đã thu thập được một số tuy nhiên không có được nguồn thông tin đáng tin cậy. Chắc hẳn bạn đã tìm hiểu rất nhiều về vấn đề này. Bạn có thể giúp mình chứ! Mail của minh`: thuyvyhana@gmail.com
    Hãy liên lạc với mình ngay khi có thể nha!
    Cảm ơn bạn rất nhiều đó!!!
    Thuy Vy

    Trả lờiXóa