3/18/2009

Jeff Bezos và Root Cause Analysis

Hẳn bạn cũng đã biết Jeff Bezos là ai? Ông vua của ngành bán lẻ sách trên mạng Amazon.com, Jeff đã chứng tỏ tài năng của minh khi đưa Amazon vượt qua cuộc khủng hoảng dot com năm 2001, để rồi Amazon vẫn là gã khổng lồ, một tượng đài sừng sững trong ngành bán lẻ sách. Amazon cũng là công ty tiên phong trong ứng dụng mô hình Virtual Warehouse rất thành công. Thế nhưng ông cũng là người vô cùng chi tiết với mục tiêu vươn tới sự hoàn hảo tưởng chừng như không tưởng. Bài báo dưới đây của tác giả Pasabilla (shmula.com) viết về một câu chuyện nhỏ giữa Jeff và Cái gọi là Root Cause Analysis. Tôi xin trích dịch để bạn đọc tham khảo.

Tôi luôn ấn tượng mỗi khi một CEO nào đó thể hiện tính cách theo kiểu Deming (nhà tiên phong trong quản lý chất lượng) mỗi khi họ dẫn dắt công ty mình; điều này thực ra khá hiếm hoi, nhưng vẫn có những động lực đầy phấn khích, linh động và huyền diệu đã xảy ra khi một CEO hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện theo cách rất đáng kính trọng và đầy ý nghĩa.

Tôi nhớ lại một kinh nghiệm khi vào năm 2004 tôi làm việc cho Amazon.com-có một việc mà Jeff Bezos đã làm khiến tôi không thể quên được.

Vào quý 4, Bezos cũng ban lãnh đạo của mình đến thăm Fulfillment Center của Amazon.com, dành thời gian với nhân viên, và đồng thời làm việc ngay trên sàn kho hàng cùng với nhân viên.

Trong lần đi vi hành ấy, có một tai nạn xảy ra khi một nhân viên đã bị thương ở tay. Đúng thời điểm Jeff đang trong một cuộc họp, ông đã rất bực mình và thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng-đầu tiên là giận dữ, sau đó là vô cùng cảm thông cho nhân viên bị thương cũng như gia đình anh ta. Rồi ông đã thực hiện điều rất ấn tượng.

Ông đứng dậy, bước lên bảng trắng và bắt đầu hỏi 5-why (tôi xin trích mang máng theo trí nhớ):

Tại sao nhân viên này lại bị thương ở tay?

Bởi vì ngón tay anh ta đụng phải băng truyền (conveyor)

Tại sao ngón tay anh ta lại đụng phải băng truyền?

Bởi vì anh ta kiếm cái túi của mình trong lúc băng truyền đang hoạt động.

Tại sao anh ta lại kiếm cái túi của mình?

Bởi vì anh ta đặt cái túi trên băng truyền, nhưng không may băng truyền bất ngờ vận hành?

Tại sao cái túi anh ta lại trên bằng truyền?

Bởi vì anh ta dùng băng truyền như cái bàn của mình.

“Vậy nguyên nhân cốt lõi của việc gây ra chấn thương ở tay là đơn giản anh ta cần một cái bàn, mà chẳng có cái nào quanh đấy cả, vì thế anh ta dùng băng truyền như cái bàn. Vây để loại trừ cái tai nạn ấy, chúng ta cần cung cấp cái bàn ở mỗi trạm vận hành và cập nhật thêm huấn luyện về an toàn (safety training). Đồng thời cũng cần phải xem xét lại các hoạt động phòng trừ và bảo trì theo tiêu chuẩn (preventive maintenance standard work)”

Có nhiều điều kỳ diệu từ kinh nghiệm này:

1. Jeff Bezos quan tâm tận tình đến nhân viên và gia đình anh ta

2. Jeff đã khuyến khích bài tập 5-why để đi đến nguyên nhân cốt lõi tận cùng.

3. Ông buộc tất cả bên liên quan cùng tham gia bằng cách mô tả bằng ví dụ trên, và đi đến nguyên nhân cốt lõi chứ không chỉ là triệu chứng (symptoms) của vấn đề.

4. Ông là nhà sáng lập và CEO của Amazon.com, nhưng ông lại quan tâm cả đến tình trạng bụi bẩn và sự cực khổ của nhân viên mình

5. Chỉ trong tình huống đơn giản vậy, ông đã dạy chúng ta cần tập trung vào nguyên nhân cốt lõi-một cách nhanh nhất-chứ không chỉ dựa vào dữ liệu hay phân tích quá đáng về tình huống.

Mỗi công ty điều có những khuyết tật riêng, nhưng để không gây ra bất kỳ sai sót nào-thì Jeff Bezos đã thể hiện mình là một tín đồ thực sự của Lean và Six Sigma, nỗ lực hết sức để vận hành công ty theo cách của Deming đã từng truyền bá.

Còn công ty bạn áp dụng 5-Why ra sao? Liệu bạn có tập trung đủ để tìm ra nguyên nhân cốt lõi hay chỉ là triệu chứng bề ngoài?

Vietkha (lược dịch từ Shmula.com)

Share/Save/Bookmark

Bài liên quan

·  Toyota Production System (Bussiness Case Studies & Plan)...

·  QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG: 5 nguyên tăc đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất-cuốn sách biên dịch chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam...

·  Phân tích nguyên nhân cốt lõi (Root Cause Analysis) -Kỹ thuật và cách ứng dụng...

·  Hiệu Ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng -bạn đã biết gì? (Part I)...

·  Kiềng ba chân của chuỗi cung ứng : ba chữ A (The Triple-A Supply Chain )...

Related posts brought to you by Yet Another Related Posts Plugin.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét